Năm tháng 'chìm nổi' của tỉ phú Jack Ma
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnĐường sắt chạy tàu Đà Lạt - Trại Mát lấy cảm hứng từ Hoàng hậu Nam Phương
Trả lời phỏng vấn báo The Guardian ngày 11.2, ông Zelensky nhấn mạnh: "Có ý kiến cho rằng châu Âu có thể đảm bảo an ninh mà không cần Mỹ, nhưng tôi luôn nói không. Đảm bảo an ninh mà không có Mỹ không phải là đảm bảo thực sự".Ông cũng cho biết sẽ đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi lãnh thổ mà Ukraine đang kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga. Tuy nhiên, Nga đã ngay lập tức bác bỏ ý tưởng đổi lãnh thổ lấy lãnh thổ.Trước đó, ngày 10.2, ông Trump xác nhận sẽ cử đặc phái viên Keith Kellogg đến Ukraine để soạn thảo đề xuất chấm dứt xung đột. Trong khi Mỹ thúc đẩy một giải pháp nhanh chóng, ông Zelensky kêu gọi Washington đảm bảo an ninh chặt chẽ như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào.Kyiv lo ngại rằng nếu không có các cam kết quân sự cứng rắn, chẳng hạn như việc Ukraine gia nhập NATO hoặc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình, Nga sẽ có thời gian tái tập hợp lực lượng và chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới.Để thuyết phục ông Trump ủng hộ một thỏa thuận có lợi cho Ukraine, ông Zelensky tiết lộ sẽ dành cho các công ty Mỹ những hợp đồng tái thiết hấp dẫn. Ngoài ra, ông Zelensky cũng cảnh báo rằng Ukraine sở hữu một số trữ lượng khoáng sản lớn nhất châu Âu, mà nếu rơi vào tay Nga thì Mỹ sẽ không có lợi.Hiện chưa có phản ứng chính thức từ Nga và Mỹ về những phát biểu mới nhất của Tổng thống Zelensky.
Nhan sắc như búp bê của Jang Won Young (Ive)
Công ty đã đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương, góp phần xây dựng một tương lai xanh hơn, mang lại giá trị lâu dài cho môi trường và xã hội.Một trong những biểu tượng tiêu biểu cho chiến lược phát triển bền vững của NESTLÉ tại Việt Nam là nhà máy sản xuất hiện đại NESTLÉ Trị An, minh chứng rõ nét việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất. Tại đây, NESTLÉ đã áp dụng các giải pháp tiên tiến như biến bã cà phê thành nhiên liệu sinh khối, gạch không nung và phân vi sinh, giảm phát thải CO₂, và tuần hoàn nước trong sản xuất. Các sáng kiến này giúp giảm thiểu ô nhiễm và giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững. Đặc biệt, từ năm 2015, 100% nhà máy của NESTLÉ Việt Nam đã đạt mục tiêu không rác thải chôn lấp. Hiện các loại rác thải trong quá trình sản xuất được đưa về kho tái chế và phân loại.Bên cạnh đó, chương trình NESCAFÉ Plan của NESTLÉ tiếp tục mở rộng chiến lược bền vững, trong sản xuất và nông nghiệp, giúp người trồng cà phê cải thiện kỹ thuật canh tác, tiết kiệm nước, giảm hóa chất, và tăng năng suất cây trồng. Đến nay, dự án NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, giúp các nông hộ giảm 40 - 60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học, đồng thời tăng 30 - 100% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý, cũng như giảm lượng phát thải carbon trên mỗi ký cà phê xanh thu hoạch được.Những sáng kiến này giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nông dân, hỗ trợ người dân chuyển dịch nông nghiệp tái sinh, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng cà phê và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cà phê Việt Nam phát triển bền vững hơn trên thị trường toàn cầu.NESTLÉ còn áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong thiết kế và sản xuất, đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.NESTLÉ Việt Nam cũng đã phối hợp các đối tác để tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi cung ứng của mình. Các hoạt động này tập trung vào đào tạo, kiểm đếm và đo lường phát thải khí nhà kính, giúp DN từng bước cắt giảm lượng khí thải và nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế."Với tầm nhìn trở thành công ty toàn cầu gắn kết địa phương và tiên phong trong phát triển bền vững, NESTLÉ đặt các mục tiêu và đưa ra các giải pháp đổi mới cho chính mình, và còn mong muốn truyền cảm hứng và hỗ trợ cộng đồng DN cùng hướng tới tương lai xanh, đóng góp vào các cam kết chung của Việt Nam", ông Binu Jacob, Tổng giám đốc NESTLÉ Việt Nam cho biết.Các nỗ lực này thể hiện trách nhiệm của NESTLÉ đối với chương trình hành động cụ thể nhằm hướng đến tương lai xanh của quốc gia; mở rộng ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, hướng tới xây dựng một xã hội xanh, sạch và bền vững hơn.
Cũng trong sáng nay đã diễn ra tọa đàm với chủ đề "Thực trạng các KCN hiện nay và các giải pháp tài chính" do VFCA và FAIP tổ chức.
Lái thử Ford Ranger Wildtrak: Để hiểu vì sao 'vua lại làm vua'
Năm 2016, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định số 3818/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Đến năm 2022, UBND tỉnh ban hành tiếp quyết định số 556/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Bình Định năm 2025.